Lịch sử Tổng_Bí_thư_Đảng_Cộng_sản_Liên_Xô

Trong hai lần hóa thân đầu tiên thì chức vụ này chủ yếu thực hiện công việc là bí thư. Chức danh Bí thư trách nhiệm sau đó được thành lập vào năm 1919 để thực hiện công việc hành chính.[2] Năm 1922 chức vụ Tổng Bí thư tiếp nối chỉ đơn thuần là vị trí hoàn toàn hành chính và kỷ luật mà vai trò của nó không khác gì việc xác định thành phần đảng viên. Stalin trong lần đương nhiệm đầu tiên của mình đã sử dụng các nguyên tắc tập trung dân chủ để chuyển đổi chức vụ của ông trở thành lãnh đạo đảng và sau đó là lãnh đạo của Liên Xô.[1] Năm 1934, Đại hội Đảng lần thứ 17 đã kiềm chế từ việc bầu lại chính thức Stalin làm Tổng Bí thư. Tuy nhiên, Stalin đã tái đắc cử vào các vị trí khác và vẫn lãnh đạo đảng mà quyền lực không hề suy giảm.[3]

Trong thập niên 1950, Stalin ngày càng rút khỏi công việc của Ban Bí thư và giao lại sự giám sát ban cho Georgy Malenkov nhằm kiểm tra thân tín của mình như một người kế nhiệm tiềm năng.[4] Vào tháng 10 năm 1952, tại Đại hội Đảng lần thứ 19, Stalin đã tiến hành tái cơ cấu quyền lãnh đạo đảng. Yêu cầu của Stalin được Malenkov phát biểu là giảm bớt trách nhiệm của ông trong Ban Bí thư Đảng do tuổi cao sức yếu đã bị Đại hội Đảng từ chối, cũng vì các đại biểu đã không chắc chắn về ý định của Stalin.[5] Cuối cùng, Đại hội mới chính thức bãi bỏ chức vụ Tổng Bí thư của Stalin, dù Stalin vẫn là một trong các bí thư đảng và nắm quyền kiểm soát cuối cùng của Đảng.[6][7] Khi Stalin qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, Malenkov được xem là thành viên quan trọng nhất của Ban Bí thư bao gồm luôn cả Nikita Khrushchev. Malenkov trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhưng đã buộc phải từ chức khỏi Ban Bí thư vào ngày 14 tháng 3 năm 1953 giúp cho Khrushchev nắm quyền kiểm soát hiệu quả ban này.[8] Khrushchev được bầu vào chức vụ mới là Bí thư thứ nhất trong phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 14 tháng 9 năm 1953. Ban đầu hình thành như một tập thể lãnh đạo, rồi Khrushchev dần dần loại bỏ đối thủ chính trị của mình trong cả hai năm 19551957 và củng cố uy quyền của Bí thư thứ nhất.[9]

Năm 1964 đã xảy ra sự đối lập trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng dẫn đến việc cách chức Bí thư thứ nhất của Khrushchev. Leonid Brezhnev đã kế thừa Khrushchev vị trí này và chức vụ được đổi tên thành Tổng Bí thư vào năm 1966.[10] Dưới thời Brezhnev tập thể lãnh đạo đã hạn chế quyền hạn của Tổng Bí thư.[11] Yuri Andropov và Konstantin Chernenko buộc phải thông qua nghị quyết để cai trị đất nước theo cùng một cách như Brezhnev đã làm.[12] Mikhail Gorbachev cai trị Liên Xô nhờ chức danh Tổng Bí thư cho đến năm 1990, khi Đảng Cộng sản mất độc quyền về quyền lực trong hệ thống chính trị. Chức danh Tổng thống Liên Xô được thành lập để Gorbachev vẫn còn giữ lại vai trò của mình như là nhà lãnh đạo của Liên Xô.[13] Sau thất bại từ cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991, Gorbachev đã từ chức Tổng Bí thư.[14] Người kế nhiệm ông là cấp phó Vladimir Ivashko chỉ tại vị được năm ngày trong cương vị quyền Tổng Bí thư trước khi Tổng thống Nga Boris Yeltsin ra lệnh đình chỉ tất cả các hoạt động của Đảng Cộng sản.[15] Sau lệnh cấm của đảng, Liên minh các Đảng Cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô (UCP–CPSU) được Oleg Shenin thành lập vào năm 1993. UCP–CPSU hoạt động như một khuôn khổ nhằm phục hồi và khôi phục Đảng Cộng sản Liên Xô. Tổ chức có những thành viên trong tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.[16] Lãnh đạo hiện tại là Gennady Zyuganov và đồng thời là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên bang Nga.[17]

Liên quan